Loạt bài viết hướng dẫn từ cấp độ mẫu giáo cho những bạn muốn tìm hiểu thị trường chứng khoán như một kênh đầu tư để gia tăng tài sản.
Trước tiên nói về lý do chúng ta nên chơi chứng khoán:
- Lợi nhuận cao hơn so với gửi tiết kiệm. Thông thường là 3% – 15%/tháng đối với một nhà đầu tư (viết tắt: NĐT) có kinh nghiệm. Năm 2020 được xem là năm đại thắng của thị trường chứng khoán (TTCK) thế giới (đối với những NĐT mua bán đúng thời điểm), riêng TTCK Việt Nam đã chốt điểm số ấn tượng hơn 1.100 điểm vào ngày giao dịch cuối năm, so với con số hơn 700 điểm vào cuối tháng 7/2020, thời điểm nhiều người lo ngại khi đợt dịch Covid bùng phát mạnh lần thứ 2 ở Việt Nam tại Đà Nẵng. Năm 2020 cũng chứng kiến số lượng NĐT F0 (người lần đầu mở tài khoản mua bán chứng khoán) tăng cao nhất, cùng với nguồn vốn đổ vào thị trường một ngày lên đến hơn 18.000 tỷ đồng. Cứ xem TTCK là một game bạc lớn, bạn có Trí Khôn cao cấp tham gia vào nó thì mỗi ngày lấy một ít tiền về cho gia đình mình xài kaka (giống thần bài Châu Tinh Tinh).
- Thanh khoản cao. Nhiều người nghĩ chơi chứng khoán có khả năng thua lỗ hết tiền. Điều này vừa đúng mà không đúng. Bạn chỉ thua sạch tiền nếu bạn NGU & THAM mà thôi. Dùng đòn bẫy tài chính quá cao. Nếu không, chứng khoán là một loại tài sản an toàn, có thể dùng để tiết kiệm (nếu bạn mua chứng khoán loại 1 và giữ lâu dài). Khi cần vốn gấp, bạn có thể bán ngay và nhận tiền về tài khoản sau 3 ngày làm việc. Loại tài sản này khá giống Vàng và Bitcoin do thanh khoản cao, ngược lại, bất động sản và tài sản lớn khác như ô tô, trái phiếu… thì không thể bán ngay và lấy tiền ra ngay được.
- Khi chơi chứng khoán sẽ giúp trí não nhanh nhạy hơn (mà tui gọi là độ cảm thị trường). Ví dụ, bình thường một người làm văn phòng sẽ chẳng bao giờ quan tâm những tin tức vĩ mô như thời điểm có hiệu lực của Hiệp định Thương mại Việt Nam – EU EVFTA, hay dịch bệnh Covid sẽ ảnh hưởng thế nào đến ngành/lĩnh vực kinh doanh, một tin tức chính trị, đầu tư nước ngoài… sẽ làm cổ phiếu nào tăng giảm. Điều này làm gia tăng quyền lực mềm của bạn. Tưởng tượng xem bạn sẽ trở thành “chuyên gia kinh tế” trong mắt người thân, bạn bè, đối tác… Chẳng ai muốn chơi với những thằng ngu mà nổ cả. – Bạn sẽ biết tên nhiều người giàu và nổi tiếng của Việt Nam. Đây là một thế mạnh nhé, giả sử bạn có thể kể tên và tiểu sử cũng như tình trường của CEO, chủ tịch của các tập đoàn, ngân hàng ở Việt Nam thì bọn tellers có sợ bạn không kaka.
- Bạn sẽ biết cách phân tích thông tin thật giả, có tư duy phản biện (critical thinking), biết cách đọc các chỉ số tài chính, điều này sớm hay muộn cũng giúp ích cho bạn trong cuộc sống mà thôi (nếu bạn có ý định kinh doanh “riêng”). – Chứng khoán rèn luyện cho bạn tính kỷ luật, chỉ tin vào công thức đúng. Không tin vào bất cứ ai, kể cả bản thân của bạn. Kỷ luật, bình tĩnh, và kiên trì theo đuổi mục tiêu sẽ tạo nên một nhà đầu tư thắng lợi, right?
- Lợi ích cuối mà tui muốn nói là cảm giác follow the money. Cảm giác này chỉ có ở vị trí làm chủ thôi, còn làm công ăn lương không bao giờ hiểu tui nói gì kaka. Cảm giác chiến thắng khi 9.999.999 đứa ngoài kia đang nhảy lầu tự tử cũng nên trải qua trong kiếp người ngắn ngủi đúng không? Để luyện đến xuất thần nhập quỷ cảm giác này, bạn phải có một trái tim nóng và một cái đầu lạnh, dù người thân vừa mới mất, nhưng đúng lúc thị trường cho tín hiệu mua thì cũng phải vay mượn múc cổ phiếu tẹt ga, và ngược lại, đang chuẩn bị đám cưới mà thị trường cho tín hiệu bán thì cũng phải cắn răng cắt lỗ hehe.
Rủi ro khi chơi chứng khoán:
- Tâm lý bầy đàn: thường xuất hiện ở NĐT F0, thiếu kiến thức và mua cổ phiếu theo phong trào.
- Mất kha khá thời gian trong ngày để check bảng cân đối tài sản hôm nay của mình tăng hay giảm. Ai yếu tim thì điều này hơi mệt đó. Vì nếu vốn lớn thì một ngày tài sản tăng/giảm vài chục triệu là chuyện bình thường thôi à kaka.
- Nếu thiếu mentor thì khi mất tiền (hay thậm chí được tiền), cũng không hiểu lý do vì sao. Ví dụ, 98% những người tui biết đều cháy 50% tài khoản trong đợt dịch Covid đầu năm ngoái hihi.
- Nếu dùng đòn bẫy quá cao và thua lỗ thì hậu quả tâm lý sẽ nặng nề lắm nha: nặng thì nhảy lầu, chia tay vợ con, nhẹ thì trầm cảm, mang cảm giác thất bại thua cuộc xấu hổ với gia đình bè bạn…
Okie, nghĩ ra được gì tui sẽ bổ sung sau. Mời bạn đọc Phần 2: Những điều cần chuẩn bị để tham gia thị trường chứng khoán.
Yeah!
Wow, thanks anh!